Uống một ly rượu hay bia mỗi ngày là thói quen phổ biến ở nhiều người trung niên hiện nay vì họ cho rằng nó tốt cho sức khỏe.
Điều này có thực sự đúng?
Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời chuẩn xác nhất qua những chia sẻ dưới đây!
Trung niên và người cao tuổi là nhóm dễ bị mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp với tỉ lệ cao nhất. Theo quan niệm trước kia, việc uống 1 ly rượu mỗi ngày đối với họ là rất tốt bởi sẽ giúp tăng HDL – chất mỡ tốt có công dụng bảo vệ mạch máu không bị nghẹt.
Đồng thời giúp tăng mỡ tốt và giảm lượng mỡ xấu trong cơ thể. Chính vì thế, nhiều quý ông đã xem điều này như một thói quen tốt vào mỗi ngày nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình.
Người trung niên có nên uống rượu vào mỗi ngày? (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, điều này không hoàn toàn tốt bởi theo một cuộc nghiên cứu gần đây của nhóm giáo sư, bác sĩ thuộc Bệnh viện Alfred ở Melbourne (Hoa Kỳ), các thức uống có chứa cồn như rượu, bia không có lợi cho sức khỏe.
Việc uống quá nhiều hoặc dùng vào mỗi ngày có thể gây hại bởi chúng làm rối loạn nhịp tim dẫn tới các chứng bệnh nguy hiểm như đột quỵ hay những biến chứng về tim mạch. Bên cạnh đó, các cơ quan khác như gan, phổi, thận,… cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Không phủ nhận quan điểm trước đó rằng 1 ly rượu mỗi ngày có thể giúp tăng HDL. Thế nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nó có thể tốt cho nhịp tim của chúng ta.
Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe, người ở độ tuổi trung niên trở đi không nên uống quá nhiều rượu bia. Đừng nghe theo những quan điểm sai lầm để rồi “rước họa vào thân”.
Rượu có nhiều loại: rượu gạo, rượu vang, rượu thuốc… Với nhiều người thì đây là một thức uống “gây nghiện”. Nó có thể giúp họ xua đi những mệt mỏi, lo âu của cuộc sống thường ngày.
Thế nhưng uống quá nhiều rượu để “xả stress” thường dẫn tới mất kiểm soát và nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, xã hội như lái xe gây tại nạn; gây gổ đánh nhau;.v.v.
Đồng thời, khi đưa quá nhiều nồng độ cồn vào cơ thể cũng không tốt cho gan và tim, mạch (như đã nói ở trên).
Lạm dụng rượu sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
Còn với 1 bộ phận người trung niên có lối sống lành mạnh hơn, họ không xem rượu là thức uống “xả stress” hay thú vui trên bàn nhậu mà trên hết, họ uống rượu để bảo vệ sức khỏe (như lập luận ở đầu bài viết).
Trong rượu (đặc biệt là rượu vang, rượu nho hay rượu thuốc) thường chứa nhiều vitamin hay dưỡng chất từ thảo dược thiên nhiên tốt.
Các chuyên gia y tế cũng khuyên chúng ta không nên kiêng cữ mà hãy dùng đúng cách để phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Vậy thế nào mới đúng?
Thỉnh thoảng nhâm nhi vài ly sẽ rất tốt nhưng nếu ngày nào bạn cũng uống hoặc lạm dụng quá nhiều rượu thì sẽ gây hại cho sức khỏe. Gây hại như thế nào thì phần trên của bài viết đã nói rõ.
Dù là rượu gì và uống ít hay nhiều thì bạn cũng tuyệt đối không nên dùng khi đói bởi bấy giờ, cồn đi vào cơ thể sẽ nhanh tạo cảm giác say, dạ dày đang trống rỗng dễ bị trào ngược, gây đau nhói.
Về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày cũng như gan, thận và các cơ quan xung quanh.
Hãy nói “không” với rượu khi bạn đang đói và không có thức ăn lót dạ (Ảnh minh họa)
Tốt nhất là hãy uống rượu kèm với ít “mồi nhậu” vừa thưởng thức vừa nhâm nhi sẽ thú vị hơn rất nhiều.
Thức uống có ga có thể giúp làm tăng hương vị của rượu nhưng chúng sẽ khiến bạn nhanh say và tăng kích thích cơ thể. Vì thế bạn không nên kết hợp 2 loại này với nhau.
Để bảo vệ sức khỏe thì bảo quản rượu như thế nào cũng là điều mà bạn nên quan tâm, đặc biệt với các loại rượu dầm, rượu thuốc ngâm lâu ngày.
Theo đó, không nên dùng chai, hũ nhựa để đựng bởi các sản phẩm từ nhựa được cảnh báo là chứa chất gây hại. Về lâu dài, thông qua rượu đi vào cơ thể, chúng sẽ đưa nhiều chất độc vào cơ thể, gây nên nhiều bệnh lý cho chúng ta.
Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo tại: Có hay không có BPA thì đồ nhựa vẫn nguy hại.
Chính vì thế, giải pháp an toàn hiện được nhiều gia đình lựa chọn trong việc bảo quản và sử dụng rượu là thay thế tất cả vật đựng từ nhựa bằng chai thủy tinh, hũ thủy tinh, bình thủy tinh…
Song song đấy, việc thưởng thức rượu vang, rượu nho,… bằng ly thủy tinh cũng sẽ thêm phần “thi vị” nhờ thủy tinh trong suốt phản ánh chân thực màu sắc thức uống.
Bảo quản rượu trong chai thủy tinh (Ảnh minh họa)
Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm ban đầu về việc uống 1 ly rượu mỗi ngày tốt cho sức khỏe tuổi trung niên là chưa hoàn toàn đúng.
Từ những chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc sẽ “góp nhặt” thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích. Cũng theo đấy, nếu có nhu cầu mua vật dụng cao cấp đựng rượu thêm ngon và an toàn cho sức khỏe, đừng ngần ngại liên hệ để Sapakitchen tư vấn, hỗ trợ:
Hồ Chí Minh: 65 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Hà Nội: Số 6 Ngách 3, Ngõ 95 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Website: https://www.sapakitchen.vn
Nguồn: https://www.sapakitchen.vn/tin-bao-chi/moi-ngay-mot-ly-ruou-lieu-co-tot-cho-suc-khoe-tuoi-trung-nien